Môn học Sinh hóa đại cương sử dụng theo giáo trình của Mỹ - United States Medical Licensing Examination (USMLE) Step 1 – do Kaplan xuất bản làm tài liệu cho kỳ thi chứng chỉ hành nghề quốc gia tại Mỹ. Môn Sinh hóa đại cương sẽ được biên soạn lại cho phù hợp với đối tượng học là SV năm 1 ngành đào tạo Bác sĩ đa khoa, nhằm cung cấp lượng kiến thức cơ bản nhất về các phân tử quan trọng trọng cơ thể và quá trình chuyển hóa của chúng. 

- Lịch sử hình thành và phát triển của các công cụ tính toán.

- Hệ điều hành MS Windows và một số ứng dụng.

- Internet và các ứng dụng mạng: thư điện tử, trình duyệt web, …

- Phần mềm soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính, trình chiếu văn bản.


Nội dung module này bao gồm 4 phần cơ bản:

  1. Các sinh vật gây bệnh, bao gồm virus, vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng và các bệnh nhiễm do chúng gây ra. Phần đại cương mô tả những tính chất hình dạng-cấu trúc của các tác nhân này, khả năng gây bệnh bằng độc lực hoặc các yếu tố môi trường tác động đến sinh bệnh học. Mối liên hệ ký sinh-ký chủ bộc lộ từ sự đấu tranh của cơ thể chống lại sinh vật xâm nhập cho đến biểu hiện lâm sàng của các giai đoạn bệnh được vận dụng để chẩn đoán và phòng ngừa. Dây chuyền dịch tễ học mô tả tính truyền nhiễm từ cá thể mắc bệnh lây lan ra quần thể dân cư. 
  2. Các bệnh nhiễm được giới thiệu tích hợp theo vấn đề và theo hệ thống cơ quan bị nhiễm sinh vật (đường hô hấp, da-mô mềm, đường tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, đường máu, hệ niệu-dục, mắt).   
  3. Phương hướng điều trị bệnh nhiễm học về liệu pháp kháng sinh đặc hiệu sinh vật, các biện pháp hỗ trợ. Sinh viên cũng được biết về tính kháng trị của sinh vật qua cơ chế kháng thuốc.
  4. Trong labô thực hành, sinh viên học cách lấy bệnh phẩm; nhuộm soi tiêu bản; kỹ thuật vạch 3 chiều; định danh; làm kháng sinh đồ. Phản ứng huyết thanh học được thực hiện với kỹ thuật ngưng kết và kỹ thuật ELISA. Kiến tập kỹ thuật PCR cung cấp hiểu biết cơ bản về ứng dụng sinh học phân tử vào chẩn đoán bệnh nhiễm



Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ, lồng ghép kiến thức huyết học và miễn dịch học, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thành phần, cấu tạo và chức năng của tế bào máu. 
  • Thành phần, cấu tạo và chức năng của huyết tương. 
  • Quá trình cầm máu-đông máu
  • Cách sử dụng máu và các chế phẩm của máu, các tai biến truyền máu. 
  • Chẩn đoán và điều trị bước đầu các bệnh về máu thường gặp cũng như thực hiện tham vấn di truyền cho bệnh nhân khi cần thiết (bệnh Hemoglobin, bệnh tiểu cầu, bệnh lý đông máu huyết tương, suy tủy và các bệnh ung thư của hệ tạo máu-bệnh bạch cầu cấpmạn, lymphoma).
  • Cấu trúc chức năng kháng nguyên kháng thể.
  • Phản ứng kháng nguyên kháng thể.
  • Các tế bào miễn dịch, bổ thể, cytokine, phức hợp hòa hợp mô chính.
  • Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệukhông đặc hiệu.
  • Đáp ứng và điều hoà miễn dịch.
  • Vacxin và ứng dụng vacxin trong phòng ngừa bệnh.
  • Các bệnh tự miễn.
  • Bệnh do phản ứng quá mẫn và shock phản vệ. 
  • Thực hành lâm sàng: Kỹ năng khám bệnh và điều trị cho bệnh nhân bệnh huyết học và miễn dịch học.
  • Kiến thức về miễn dịch trị liệu trong điều trị ung thư và miễn dịch ghép. 
  • Các hướng nghiên cứu miễn dịch học, ứng dụng sinh học phân tử trong miễn dịch học.